[A-Z] Các Bậc Đai Và Cách Lên Đai Trong Môn Võ Cổ Truyền

22 Tháng Ba,2022 Lê Tuấn

Trong bài viết kỳ này, cùng Blog Thể Thao tìm hiểu các bậc đai trong môn võ cổ truyền Việt Nam và cách thi lên đai của môn võ này như thế nào qua bài viết bên dưới nhé.

1. Đai và các màu đai trong võ cổ truyền

Đai sử dụng khi học võ cổ truyền được làm bằng loại vải mềm có bề rộng từ 6 đến 8 cm, có thêu chữ “VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM”. Màu đai được chia 5 màu theo đẳng cấp và xếp theo thứ tự từ thấp đến cao: Đai đen, đai xanh (xanh lá cây), đai đỏ, đai vàng và đai trắng.

Các màu đai trong võ cổ truyền

Các màu đai trong võ cổ truyền

>>> Xem thêm cấp bậc đai vovinam – môn võ cổ truyền Việt Nam có mặt trên gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

2. Các cấp, bậc đai trong võ cổ truyền

Chương trình huấn luyện của Võ thuật cổ truyền Việt Nam được chia thành 18 cấp và 6 bậc như sau:

  • Học viên: từ cấp 1 đến cấp 8.
  • Hướng dẫn viên: từ cấp 9 đến cấp 11.
  • Huấn luyện viên sơ cấp: từ cấp 12 đến cấp 14.
  • Huấn luyện viên trung cấp: từ cấp 15 đến cấp 16 (lứa tuổi từ 20 trở lên).
  • Huấn luyện viên cao cấp: cấp 17 (lứa tuổi từ 25 trở lên).
  • Võ sư: cấp 18 (lứa tuổi 27 trở lên).
Võ sư Nguyễn Thành Luân - một trong những võ sư quốc tế trẻ nhất trong Liên đoàn Võ thuật Việt Nam.

Võ sư Nguyễn Thành Luân – một trong những võ sư quốc tế trẻ nhất trong Liên đoàn Võ thuật Việt Nam.

>>> Xem thêm tác dụng của học võ thật tuyệt vời đối với sức khỏe và tinh thần của người tập, đặc biệt là trẻ em, trẻ vị thành niên.

3. Điều kiện để lên đai trong võ cổ truyền

Để có thể lên đai trong võ cổ truyền Việt Nam, các võ sinh ngoài việc thi các bài thi thực hành và lý thuyết lên cấp để lên đai thì còn yêu cầu về độ tuổi, thời gian luyện tập tối thiểu và cả quốc tịch.

Ông Hoàng Vĩnh Giang, Chủ tịch Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam trao danh hiệu Đại võ sư cho các võ sư có đóng góp lớn cho võ thuật cổ truyền Việt Nam

Ông Hoàng Vĩnh Giang – Chủ tịch Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam trao danh hiệu Đại võ sư cho các võ sư có đóng góp lớn cho võ thuật cổ truyền Việt Nam. Ảnh chụp ngày 18/5/2019

3.1 Đối với công dân Việt Nam

a) Các cấp thi :

  • Thi cấp Chi hội: có giấy giới thiệu của Chủ nhiệm CLB, Trưởng môn phái, võ đường.
  • Thi cấp Hội: có giấy giới thiệu của cơ quan Thể dục thể thao cấp quận, huyện, chi hội.
  • Thi cấp Liên đoàn: có giấy giới thiệu của Hội hoặc cơ quan Thể dục thể thao cấp tỉnh, thành và cơ quan Thể dục thể thao cấp Bộ các ngành.

b) Điều kiện để thi:

  • Không vi phạm pháp luật, có đạo đức tốt.
  • Đối với võ sinh thi lần đầu: Thẻ hội viên, giấy giới thiệu của cơ quan quản lý trực tiếp (Hội, Chi hội hoặc cơ quan TDTT).
  • Đối với thi lên cấp: chứng nhận đẳng cấp cũ, giấy giới thiệu của cơ quan quản lý trực tiếp (Hội, Chi hội hoặc cơ quan TDTT).
  • Lệ phí thi : Lệ phí văn bằng (tuỳ từng thời kỳ có thay đối sẽ được thông báo trong giấy mời về dự thi):
    *Từ cấp 1 đến cấp 14 : do cấp Hội qui định.
    *Từ cấp 15 đến cấp 18 : 100.000 đồng.

Thời gian luyện tập tối võ cổ truyền tối thiểu:

Bậc học Cấp Màu đai Thời gian chuyển cấp Ghi chú
Học viên
1 Đai đen 72 giờ
3 tháng/ 1 cấp
2 Đai đen 1 vạch xanh 72 giờ
3 Đai đen 2 vạch xanh 72 giờ
4 Đai đen 3 vạch xanh 72 giờ
5 Đai xanh 72 giờ
3 tháng/ 1 cấp
6 Đai xanh 1 vạch đỏ 72 giờ
7 Đai xanh 2 vạch đỏ 72 giờ
8 Đai xanh 3 vạch đỏ 72 giờ
Hướng dẫn viên
9 Đai đỏ 144 giờ
6 tháng/ 1 cấp
10 Đai đỏ 1 vạch vàng 144 giờ
11 Đai đỏ 2 vạch vàng 144 giờ
Huấn luyện viên sơ cấp
12 Đai vàng 288 giờ
12 tháng/ 1 cấp
13 Đai vàng 1 vạch trắng 288 giờ
14 Đai vàng 2 vạch trắng 288 giờ
Huấn luyện viên trung cấp
15 Đai vàng 3 vạch trắng 432 giờ
18 tháng/ 1 cấp
16 Đai vàng 4 vạch trắng 432 giờ
Huấn luyện viên cao cấp 17 Đai trắng 576 giờ 24 tháng/ 1 cấp
Võ sư 18 Đai trắng có tua 576 giờ 24 tháng/ 1 cấp

3.2 Đối với người Việt Nam sống ở nước ngoài hay người nước ngoài

Đối với người Việt Nam sống ở nước ngoài hay người nước ngoài thi lên đai võ cổ truyền:

  • Thực hiện đúng quy chế quản lý các đoàn ra và các đoàn nước ngoài vào Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực TDTT đã được ban hành tại Quyết định số 1928/2004/QĐ-UBTDTT ngày 31/12/2004 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao Việt Nam, đồng thời có ý kiến thống nhất của Chủ tịch Liên đoàn VTCT Việt Nam và chính quyền địa phương từng cấp.
  • Có giấy giới thiệu của các Hiệp hội, Liên đoàn Võ thuật ở nước sở tại (nước mà người muốn dự thi đã có Liên đoàn, Hiệp hội).
  • Phải có đơn xin thi lên cấp, sơ yếu lý lịch.
  • Có đủ trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.
  • Đóng lệ phí theo qui định.
  • Các thủ tục khác theo quy chế chuyên môn.
Võ cổ truyền Việt Nam ngày càng thu hút các môn sinh nước ngoài trên nhiều quốc gia theo học

Võ cổ truyền Việt Nam ngày càng thu hút các môn sinh nước ngoài trên nhiều quốc gia theo học

>>> Xem thêm 15 cao thủ võ thuật nổi tiếng khắp thế giới, số 1 thật sự là ai?

4. Nội dung thi của các cấp

4.1 Nội dung thi từ cấp 1 đến cấp 8:

  • Phong cách.
  • Căn bản: tấn pháp, thủ pháp, cước pháp.
  • Một bài quyền tự chọn của môn phái.
  • 6 thế đối luyện tay không với tay không.
  • Lý thuyết.

4.2 Nội dung thi từ cấp 9 đến cấp 11:

  • Phong cách.
  • 1 bài quyền tự chọn của môn phái.
  • 1 bài binh khí tự chọn của môn phái.
  • 4 thế song luyện tay không với tay không.
  • 4 thế song luyện tay không với binh khí hoặc binh khí với binh khí.
  • Lý thuyết.

4.3 Nội dung thi từ cấp 12 đến cấp 14:

  • 1 bài quyền qui định (bốc thăm trong các bài qui định của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam).
  • 1 bài binh khí qui định (bốc thăm trong các bài qui định của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam).
  • 1 bài binh khí tự chọn của môn phái.
  • Lý thuyết.

4.4 Nội dung thi từ cấp 15 đến cấp 16:

  • Phong cách.
  • Căn bản thực hành.
  • 1 bài quyền tay không + 1 bài quyền binh khí (bốc thăm trong các bài qui định của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam).
  • Trình bày một giáo án mẫu.
  • Phân tích, ứng dụng các đòn công, thủ, phản và các yếu lý của nó theo đề tài Ban giám khảo đưa ra.
  • Lý thuyết.

4.5 Nội dung thi cấp 17:

  • Phong cách.
  • Căn bản: phân tích tấn pháp, thủ pháp, cước pháp.
  • 1 bài quyền binh khí (bốc thăm trong các bài qui định của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam).
  • 1 bài quyền tay không + 1 bài binh khí tự chọn của môn phái.
  • Trình bày một kế hoạch huấn luyện.
  • Lý thuyết.

4.6 Nội dung thi cấp 18:

  • Phong cách.
  • 1 bài qui định (bốc thăm trong các bài qui định Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam).
  • 2 bài binh khí tự chọn.
  • Trình bày giáo trình huấn luyện.
  • Lý thuyết.

>>> Xem thêm bao cát tập võ giá bao nhiêu thì phù hợp để tập luyện trong các bài tập đối kháng.

 

Trên đây là một số thông tin về các đai, các cấp, bậc trong võ cổ truyền Việt Nam. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn.

Blog Thể Thao chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

>>> Xem thêm 50+ trụ đấm bốc tự cân bằng – dụng cụ luyện tập tại nhà không thể thiếu hiện nay khi luyện võ học cổ truyền.

[A-Z] Các Bậc Đai Và Cách Lên Đai Trong Môn Võ Cổ Truyền
1 (20%) 1 vote

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đai sử dụng khi học võ cổ truyền được làm bằng loại vải mềm có bề rộng từ 6 đến 8 cm, có thêu chữ “VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM”. Màu đai được chia 5 màu theo đẳng cấp và xếp theo thứ tự từ thấp đến cao: Đai đen, đai xanh (xanh lá cây), đai đỏ, đai vàng và đai trắng.

Võ cổ truyền Việt Nam là môn võ lưu truyền, là văn hóa tinh túy truyền lại qua nhiều thế hệ của cha ông ta. Đây là một môn võ vừa rèn luyện sức khỏe, vừa có sự linh hoạt và tính thực chiến cao. Các bạn có thể tham khảo, tìm hiểu và tham gia luyện tập môn võ tuyệt vời này nhé.