[HƯỚNG DẪN] Cách Tự Tập Luyện Boxing, Kick Boxing Hiệu Quả Tại Nhà

12 Tháng Ba,2022 Lê Tuấn

Trong bài viết kỳ này, cùng Blog Thể Thao xem ngay hướng dẫn cách tự tập luyện boxing, kick boxing hiệu quả ngay tại nhà từ các HLV, VĐV Boxing chuyên nghiệp các bạn nhé.

Chi tiết theo dõi ngay bài viết bên dưới.

1. Một số động tác cơ bản trong tập đấm bốc và kick boxing

Để bắt đầu luyện tập đấm bốc và kick boxing tại nhà, đặc biệt là những người mới, các bạn nên bắt đầu tập luyện với một số động tác cơ bản.

  • Đấm: Giữ cánh tay cao bằng vai, cổ tay thẳng, xoay hông và trục cơ thể để phòng vệ, giữ mắt luôn hướng vào mục tiêu.
  • Jab: Cú đấm thẳng về phía trước vai.
  • Cross: Gần giống như Jab, cú đấm này đi xéo qua trước mặt bạn và hơi xoay hông một chút khi ra đòn.
  • Hook: Một cú đánh vòng qua cơ thể, khi ra đòn, phần cẳng tay sẽ để ngang qua trước mặt bạn, và cả thân trên cũng sẽ di chuyển theo.
  • Upper cut: Một cú đấm móc từ phía dưới lên, tay ở vị trí ngang hông đưa thẳng lên ngang mặt và có thể đánh các mục tiêu cao hơn bạn.
  • Roundhouse: Hông và đầu gối trên cùng một đường thẳng, đá mặt trước của cẳng và bàn chân.
  • Front push (front kick): Đưa đầu gối lên và đá thẳng chân ra, dồn sức mạnh vào gót chân.
  • Side push: Tương tự như động tác Front push nhưng hướng đá lại nằm bên hông.
  • Back push: Tương tự như front push nhưng hướng ra đòn lại là ở phía sau và nhớ xoay hông về phía sau để kiểm soát và tăng sức mạnh.

Một số bài tập cơ bản trong đấm bốc, kick boxing

Một số bài tập cơ bản trong đấm bốc, kick boxing

Đấm bốc, kick boxing là 1 môn thể thao khi học học cần có các đồ bảo hộ và dụng cụ tập luyện để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả tập luyện cao. Vì thế nếu có thể, các bạn hãy trang bị thêm những dụng cụ để việc tập luyện đạt kết quả tốt nhất nhé!

>>> Xem ngay 11+ bao cát tập boxing tốt nhất 2021 mọi kích thước mà giá chỉ từ 350K! Bảo hành 3 tháng, đổi, trả hàng miễn phí!

2. Một số động tác, kỹ thuật nâng cao tập luyện boxing có thể tập tại nhà

Sau khi đã tập luyện với các động tác cơ bản một cách thuần thục, các bạn có thể chuyển sang tập luyện boxing tại nhà thêm các động tác nâng cao để gia tăng khả năng phòng ngự, tránh, né những đòn tấn công nguy hiểm và sẵn sàng phản công.

2.1 Kỹ thuật đỡ đòn:

Kỹ thuật đỡ đòn là kiểu tự vệ đơn giản nhưng vững chắc, giúp các bạn có thể đỡ các cú đấm ở mọi cự ly, duy trì tốt khoảng cách để phòng thủ và phản công.

2.1.1 Dùng bàn tay để đỡ

  • Động tác dùng để đỡ các đòn đấm thẳng, xốc và móc.
  • Từ vị trí chuẩn bị, đưa tay ngược chiều với cú đấm (khoảng 10-15cm), bàn tay mở cản cú đấm, đồng thời đẩy trọng tâm lên chân ngược hướng với tay. (ví dụ: đỡ bằng tay phải thì đẩy trọng tâm lên chân trái).
  • Khoảng cách đỡ phải chính xác, nếu gần quá sẽ không cản được cú đấm, xa quá sẽ không cản được cú đấm tiếp theo.
  • Không quay người tránh cú đấm, không ngẩng cao đầu, không nhắm mắt.

2.1.2. Dùng cẳng tay để đỡ

  • Động tác dùng để đỡ đòn móc vào đầu.
  • Khi đòn móc tiếp cận, chuyển trọng tâm cơ thể sang hướng ngược lại, tạo điều kiện phản công, lòng tay mở rộng giơ cao che thái dương (cách khoảng 10-15cm), cúi đầu xuống, tỳ cằm sát xương đòn.
  • Không quay người tránh cú đấm, không ngẩng cao đầu, không nhắm mắt

2.1.3 Dùng vai đỡ

  • Thường dùng để đỡ cú móc và đầu ở cự ly đánh trung bình và gần.
  • Khi cú đấm gần tới đích, chuyển trọng tâm sang hướng ngược lại, mở rộng và nâng vai lên chặn cú đấm, cúi đầu tỳ cằm sát xương đòn.
  • Không quay người, không nhắm mắt.

2.1.4 Gập khuỷu tay để đỡ

  • Động tác thường dùng để đỡ các cú đấm thẳng, móc, xốc trái vào thân.
  • Tay gập lại ở khuỷu và đặt gần người, chuyển trọng tâm sang hướng ngược lại, thân hơi xoay, tay mở bảo vệ cằm.
  • Phản công chớp nhoáng bằng ngược lại.

>>> Xem ngay hướng dẫn cách chọn size găng tay boxing chuẩn nhất để có thể thoải mái tập luyện và tung ra những cú đấm đầy uy lực.

2.2 Kỹ thuật gạt

  • Kỹ thuật gạt thường dùng để gạt các đòn đấm thẳng, dùng cẳng tay đẩy làm chệch hướng cú đấm và ngay lập tức phản đòn.
  • Dùng cẳng tay đẩy mạnh vào tay đấm đối phương, dồn trọng tâm sang hướng ra đòn và phản công bằng tay hướng ngược lại.

Hình ảnh minh họa - Mayweather sự dụng động tác gạt rồi phản công

Hình ảnh minh họa – Mayweather sự dụng động tác gạt rồi phản công

>>> Xem ngay #20 huyền thoại đấm bốc của làng Boxing thế giới? Ai là huyền thoại số 1?

3. Một số bài tập đấm bốc, kick boxing tại nhà không cần dụng cụ

Việc tập luyện đấm bốc, kick boxing cần tới những dụng cụ để hiệu quả tập luyện đạt cao nhất. Tuy nhiên, tùy thuộc vào khả năng và điều kiện, các bạn vẫn có thể luyện tập đấm bốc, boxing mà không cần dụng cụ. Đây là 5 bài tập mà các bạn có thể tập luyện tại nhà khi không có dụng cụ nhé:

3.1 Luyện các đòn đánh đơn

Chọn một đòn bất kỳ trong đấm bốc, kick boxing và tập trong vòng 3 phút mỗi đòn (đấm móc từ dưới lên, đấm thẳng, đấm móc ngang). Các bạn không nên đấm quá nhanh mà hãy tập trung vào kỹ thuật trong từng đòn đấm để phát huy uy lực.

Động tác đấm móc

Động tác đấm móc

3.2 Luyện tốc độ tay bằng đấm gió

Động tác đấm gió liên tục sẽ giúp các bạn có tốc độ đấm nhanh hơn, lực đấm mạnh hơn trước. Tuy nhiên, không có dụng cụ như bao cát đấm bốc, trụ đứng đấm thì việc luyện tốc độ tay bằng đấm gió sẽ cho hiệu quả kém đi rất nhiều bởi không có lực cản hay các tác động lên tay.

Động tác tập đấm gió

Động tác tập đấm gió

3.3 Tập di chuyển linh hoạt, liên tục

Hãy chú trọng vào cách di chuyển thông minh, liên tục và thật linh hoạt trong từng động tác hoặc có thể tung ra vài đòn đấm thẳng sau đó lùi lại để tạo ra phản xạ. Quan trọng nhất trong bài tập này là bạn nên di chuyển nhanh mà vẫn có thể giữ vững trọng tâm.

3.4. Đấm gió trước gương

Các bạn cần có một chiếc gương tương đối lớn để luyện tập bài này. Hãy chú ý hình ảnh phản chiếu của bạn trên gương và không quên tưởng tượng ra một đối thủ đang đối diện mình. Tấm gương có thể giúp bạn tạo cảm giác tập trung như đang thi đấu, thấy được sai lầm của bản thân như rớt tay hoặc hở đòn.

Động tác đấm gió trước gương - Hình ảnh minh họa

Động tác đấm gió trước gương – Hình ảnh minh họa

>>> Đọc ngay giải đáp “UFC là gì? MMA là gì?” mà bạn không nên bỏ qua nếu là người yêu thích và đam mê với võ thuật!

3.5. Đấm chậm nhưng đúng kỹ thuật

Những động tác cơ bản như tung ra một đòn đấm thẳng phải núp sau vai, rồi tay kia che cằm thường bị “lãng quên”. Bài tập này nên tập lúc cuối buổi tập.

>>> Có thể bạn cần: Hướng dẫn cách làm bao cát đấm bốc tại nhà đạt tiêu chuẩn luyện tập và thi đấu.

4. Một số lỗi sai cơ bản khi tự tập luyện tại nhà

4.1 Gồng sức khi tập luyện

Đây là lỗi sai cơ bản với hầu hết mọi người khi mới tập luyện. Việc gồng sức tập luyện sẽ khiến cơ thể quá sức, dễ bị căng cơ, đau cơ,… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau buổi tập.

Ngoài ra, khi bạn gồng sức tập luyện, rất nhanh sẽ bị mất sức, khiến cho tốc độ và sức mạnh khi tập luyện bị chậm và mất đi uy lực, mất hiệu quả của buổi tập. Vì vậy, nên tập luyện vừa sức với các bài tập cơ bản, kỹ thuật trước, sau đó nâng dần level bài tập, dừng bài tập và nghỉ ngơi khi cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu quá sức.

4.2 Quá nhanh hoặc quá chậm

Nghe có vẻ lạ lẫm nhưng đây cũng là một lỗi sai cơ bản của hầu hết người tập. Mỗi buổi tập đấm bốc, kick boxing cần tập luyện các động tác chậm đến nhanh dần. Ngược lại, nếu bạn tung hết sức cho những cú đấm đầu tiên và giảm dần lực về sau. Như vậy bạn đã làm mất đi 2 yếu tố quan trọng nhất khi tập luyện đó là “làm quen kỹ thuật” và “rèn luyện sức tập”.

4.3 Không chú ý đến hơi thở

Hơi thở là điểm mấu chốt để tạo ra nhịp điệu. Khi tập luyện, các động tác sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng, cơ thể sẽ cần nhiều oxy hơn, nếu các bạn không chú ý tới hơi thở và điều chỉnh, cơ thể sẽ thiếu oxy và nhanh chóng gây ra trạng thái mệt mỏi, xuống sức.

Giữ hơi thở đều đặn giúp bạn không bị mệt, xuống sức nhanh. Nên hít sâu vào bằng mũi và thở từ từ ra bằng miệng.

4.4 Tập boxing tại nhà “không cần” đeo đồ bảo hộ

Nhiều người có tư tưởng chỉ sử dụng đồ bảo hộ khi thi đấu mà không dùng đến nó khi tập luyện. Kể cả khi tập luyện ở nhà, hãy sử dụng đồ bảo hộ để luôn được bảo vệ an toàn trong những trường hợp không mong muốn. Bảo vệ an toàn bản thân là quan trọng nhất!

4.5 Lơ là việc phòng thủ khi tập luyện tại nhà

Việc phòng thủ chỉ cần thiết khi chúng ta bị tấn công. Chính vì thế mà khi tự tập boxing tại nhà, chúng ta thường quên mất việc phòng thủ do không có đối thủ nào để đề phòng. Điều đó thực sự nguy hiểm khi tham gia đối kháng hoặc thực chiến bởi bất kỳ ai cũng có thể tung ra một cú chớp nhoáng khiến bạn đổ gục.

Vì vậy, đừng quên tập những bài tập luyện phòng thủ thường xuyên các bạn nhé!

>>> Xem ngay 10+ lợi ích của học võ thật tuyệt vời! Xem xong các bạn sẽ cảm thấy thêm yêu thích tập luyện đấm bốc, kick boxing nhiều hơn nữa.

5. Một số chú ý khi luyện tập đấm bốc, boxing và kick boxing

  • Đối với những người mới làm quen với bộ môn thể thao này thì cần cố gắng rèn luyện và thành thạo các kĩ thuật cơ bản. Sau đó mới tập luyện nâng cao.
  • Trước khi luyện tập, nên có màn khởi động nhẹ để tránh bị căng cơ, chuột rút.
  • Trong quá trình tập luyện cần di chuyển liên tục, linh hoạt và kết hợp ra đòn bất ngờ.
  • Không nên tập luyện quá sức, sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
  • Chú ý điều chỉnh hơi thở để cơ thể không thiếu oxy, nhanh xuống sức.
  • Tập luyện các động tác bài bản, đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả về tốc độ và uy lực cao nhất.
  • Luôn đeo dụng cụ bảo hộ khi tập luyện.
  • Nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ các chất và nước khoáng sau khi luyện tập.
  • Cần tập luyện thường xuyên để giữ vững kỹ thuật và tốc độ.
  • Nếu bạn muốn tập luyện bài bản và hiệu quả nhất thì nên theo học tại các trung tâm.

Hình ảnh minh họa

Hình ảnh minh họa

 

Trên đây là những kinh nghiệm giúp các bạn tập luyện đấm bốc, kick boxing ngay tại nhà một cách hiệu quả. Để đạt được hiệu quả tốt nhất các bạn nên tập luyện đúng kỹ thuật và sử dụng các dụng cụ cần thiết để tập luyện.

Hi vọng bài chia sẻ kinh nghiệm này sẽ giúp các bạn có hiệu quả tập luyện tốt hơn. Blog Thể Thao chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

>>> Ngay bây giờ, xem ngay 50+ bao cát đấm bốc chất lượng giá rẻ chỉ từ 350K để có thể tập luyện đấm bốc, kick boxing hiệu quả tốt hơn ngay tại nhà!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Một số động tác, kỹ thuật nâng cao tập luyện boxing có thể tập tại nhà:

  •  Kỹ thuật đỡ đòn:
    • Dùng bàn tay để đỡ.
    • Dùng cẳng tay để đỡ.
    • Dùng vai đỡ.
    • Gập khuỷu tay để đỡ.
  • Kỹ thuật gạt.

Một số lỗi sai cơ bản khi tự tập boxing tại nhà:

  • Gồng sức khi tập luyện.
  • Quá nhanh hoặc quá chậm.
  • Không chú ý đến hơi thở.
  • Tập boxing tại nhà “không cần” đeo đồ bảo hộ.
  • Lơ là việc phòng thủ khi tập luyện tại nhà.

Chi tiết và cách khắc phục các bạn xem trong bài viết.