Tổng Hợp Các Chấn Thương Thường Gặp Phổ Biến Trong Chơi Bóng Rổ!

07 Tháng Ba,2022 Hồng Huế

Cũng như các môn thể thao khác, chấn thường hoàn toàn có thể xảy ra với các cầu thủ bóng rổ trong quá trình thi đấu, thậm chí là tập luyện. Vậy các chấn thương thường gặp trong bóng rổ gồm những gì? Xem ngay bài viết dưới đây để có cho mình đáp án về vấn đề này nhé!

1. Nguy cơ chấn thương trong bóng rổ với các cầu thủ

Trong một nghiên cứu về các cầu thủ chơi bóng rổ trung học về nguy cơ xảy ra chấn thương cho thấy:

  • Có khoảng 22% nam cầu thủ đã từng gặp chấn thương ít nhất một lần trong năm.
  • 11% các trường hợp gặp chấn thương trong bóng rổ tại hông và đùi.
  • 42% các trường hợp bị chấn thương ở bàn chân và mắt cá chân.
  • 9% chấn thương xảy ra với vùng đầu gối.
Cầu thủ bóng rổ thường có xu hướng phải đối mặt với các chấn thương khi tham gia thi đấu
Cầu thủ bóng rổ thường có xu hướng phải đối mặt với các chấn thương khi tham gia thi đấu

Ngoài ra, kết quả điều tra cũng cho thấy các kết quả khác như:

  • Bong gân là một trong các chấn thương thường gặp trong bóng rổ với khoảng 43%. Các chấn thương chung là chấn thương xảy ra phổ biến thứ 2 với các cầu thủ, đạt 22%.
  • 59% các chấn thương thường xảy ra trong hiệp 2 của trận đấu. Trong đó, yếu sức hay mệt mỏi là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng chấn thương.

=>> Như vậy, nguy cơ xảy ra chấn thương trong bóng rổ là có thể xảy ra với bất cứ cầu thủ nào khi tham gia thi đấu. Chấn thương có thể xảy ra dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau.

Các chấn thương có thể xảy ra do van chạm hoặc các chuyển động bất ngờ của cầu thủ
Các chấn thương có thể xảy ra do van chạm hoặc các chuyển động bất ngờ của cầu thủ

>>> Xem ngay các quả bóng rổ tốt nhất hiện nay mà bạn nên sử dụng nếu muốn có một người bạn “đồng hành” chất lượng nhất!

Các nhóm cơ hoặc khớp thường xuyên sử dụng khi chơi sẽ là nhóm cơ dễ gặp phải các chấn thương. Bởi nó liên quan tới các hoạt động khi chơi như nhảy cao, chạy, chuyền bóng, bắt bóng, ném bóng,…

2. Các chấn thương thường gặp trong bóng rổ và cách xử lý

Khi chơi bóng rổ, hầu hết các nhóm cơ trong cơ thể đều tham gia chuyển động và có nguy cơ gặp phải chấn thương. Dưới đây là các chấn thương thường gặp trong bóng rổ nhất và cách xử lý chấn thương mà bạn có thể tham khảo như sau:

2.1. Chấn thương bóng rổ ở mắt cá chân và bàn chân

Các chấn thương thường gặp trong bóng rổ với mắt cá chân và bàn chân có thể kể đến như bong gân, lật cổ chân,… Nguyên nhân gây ra chấn thương có thể cầu thủ xoay mất cá chân hoặc cổ chân một các đột ngột, chịu lực tác dụng lực từ bên ngoài (giẫm, đạp).

Chấn thương ở bàn chân hoặc mắt cá chân thường gây ra tình trạng đau nhức, sưng tấy và gây ra các hạn chế trong chuyển động. Cầu thủ có thể mất vài ngày, vài tuần thậm chí là vài tháng để phục hồi hoàn toàn chấn thương.

Chấn thương bóng rổ tại cổ chân
Chấn thương bóng rổ tại cổ chân

Hướng điều trị:

  • Sử dụng các phương pháp Rice cơ bản như chườm đá, nghỉ ngơi, băng ép và nâng cao chân.
  • Tập luyện với các bài tập vật lý trị liệu.
  • Trong trường hợp chấn thương ở mức độ nặng, bạn cần thực hiện chụp X-quang kiểm tra và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Để hạn chế nguy cơ xảy ra chấn thương ở mắt cá chân và bàn chân, bạn nên:

  • Tập luyện tăng cường với các bài tập giúp cải thiện độ linh hoạt của cổ chân.
  • Mang giày bóng rổ chống trượt và đeo các dụng cụ bảo hộ cho chân khi tham gia thi đấu hoặc tập luyện.

2.2. Chấn thương bóng rổ ở đầu gối

Theo thống kê, chấn thương đầu gối trong bóng rổ là loại chấn thương đứng dầu trong danh sách rủi ro mà các cầu thủ thường xuyên gặp phải.

Nguyên nhân chính là do cầu thủ chơi thường phải chạy và bật nhảy với cường độ cao khiến tăng các áp lực lên đầu gối. Đồng thời, các chuyển động quá nhanh với bề mặt sân làm tăng nguy cơ gặp phải chấn thương đầu gối hơn khi tình trạng trượt, ngã hoặc xô đẩy diễn ra.

Chấn thương đầu gối là 1 trong các chấn thương thường gặp trong bóng rổ
Chấn thương đầu gối là 1 trong các chấn thương thường gặp trong bóng rổ

>>> Xem ngay hướng dẫn chi tiết cách ném bóng rổ 3 điểmkỹ thuật ném bóng rổ đến từ các huấn luyện viên chuyên nghiệp mà bạn không nên bỏ lỡ!

Sau chấn thương bóng rổ ở đầu gối xảy ra phổ biến nhất có thể kể đến như bong gân dây chằng đầu gối, căng gân đầu gối, viêm gân bánh chè, rách dây chằng chéo sau (PCL), rách dây chằng chéo trước (ACL) và sụn chêm.

Khi gặp chấn thương, cầu thủ tốt nhất nên thực hiện nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh và tập luyện với các bài tập trị liệu. Trong một vài tình huống, phẫu thuật điều trị có thể diễn ra. Lúc này, thời gian điều trị và nghỉ ngơi với chấn thương là lâu hơn.

Để hạn chế, cầu thủ cần khởi động kỹ trước khi tham gia trận đầu. Tốt nhất là nên sử dụng và trang bị thêm các phụ kiện bảo vệ đầu gối như băng gối, băng dán KT,…

2.3. Chấn thương bóng rổ ở đầu và mặt

Chương truông ở đầu và mặt trong bóng rổ có thể xảy ra do va chạm, tranh chấp giữa các cầu thủ hoặc các cú ngã va chạm với mặt sàn.

Vì đây là các va chạm mang tính chất thụ động nên gần như không có biện pháp phòng tránh cụ thể dành cho cầu thủ. Điều quan trọng là việc theo dõi các phản ứng sau chấn thương để có hướng điều trị thích hợp.

Các chấn thương đầu có thể nghiêm trọng và cần tới sự can thiệp của y tế
Các chấn thương đầu có thể nghiêm trọng và cần tới sự can thiệp của y tế

Trong trường hợp người cầu thủ xuất hiện các trạng thái bất thường như chóng mặt, mất ý thức,… thì tốt hết nên rời khỏi trận đấu và nhờ đến sự thăm khám và giúp đỡ của y tế.

2.4. Chấn thương bóng rổ ở cổ tay và bàn tay

Một trong các chấn thương thường gặp trong bóng rổ là chấn thương ở tay và bàn tay. Thông thường, chấn thương này sẽ xảy ra với những pha bắt bóng, tranh cướp bóng,…

Các chấn thương ở vùng này có thể nhắc đến như gãy xương tay, trật khớp tay, kẹt ngón tay,… khiến tay và ngón tay bị sưng đỏ, đau nhói. Phần lớn các chấn thương là không quá nặng nhưng sẽ khiến cầu thủ phải ngừng chơi vì các cơn đau nhức.

Các chấn thương tay có thể xảy ra khi chơi bóng rổ
Các chấn thương tay có thể xảy ra khi chơi bóng rổ

Các điều trị phổ biến nhất là chườm đá, băng bó và để bàn tay được nghỉ ngơi và lành vết thương. Trong một vài trường hợp, nếu cổ tay hoặc ngón tay không có xu hướng hết sưng sau vài ngày, bên cần đi chụp X-quang và thăm khám.

2.5. Chấn thương bóng rổ ở hông, đùi

Các cú bật nhảy, bứt tốc, xoay người hay va chạm với cầu thủ đối phương là nguyên nhân hàng đầu khiến họ có thể đối mặt với các chấn thương thường gặp trong bóng rổ ở đùi và hông.

Cầu thủ có thể bị rách cơ, căng cơ hay gặp các vết bầm tím ở đùi, hông khi gặp chấn thương. Các chấn thương này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thi đấu của một cầu thủ, thậm chí là khiến họ nghỉ thi đấu trong thời gian dài.

Chấn thương tại hông trong chơi bóng rổ
Chấn thương tại hông trong chơi bóng rổ

Trong trường hợp chấn thương nhẹ, cầu thủ cần có thời gian nghỉ ngơi để chấn thương hoàn toàn phục hồi. Với trường hợp nặng hơn, các phương pháp điều trị chuyên dụng có thể sẽ được chỉ định thực hiện.

Rất khó để ngăn chặn các chấn thương tại hông và đùi trong chơi bóng rổ. Cách tốt nhất là bạn nên tập luyện với các bài tập làm tăng sức mạnh cơ đùi, cơ hông. Đồng thời, có thể sử dụng các phụ kiện bảo hộ để ngăn ngừa chấn thương.

2.6. Các chấn thương thường gặp trong bóng rổ khác

  • Chấn thương bóng rổ ở vai.
  • Chấn thương bóng rổ ở vùng cơ ngực.
  • Đau lưng kéo dài trong chơi bóng rổ

3. Cách hạn chế chấn thương trong bóng rổ

Để ngăn ngừa và hạn chế các chấn thương trong bóng rổ, cũng như các ảnh hưởng của các chấn thương này, bạn nên tham:

  • Thực hiện khởi động kỹ càng trước khi tham gia thi đấu.
  • Cố gắng sử dụng các phụ kiện, dụng cụ bảo hộ trong suốt quá trình chơi bóng.
  • Tập luyện với các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ – xương – khớp mỗi ngày.
  • Nên thực hiện thăm khám sức khỏe tổng quát để tham khảo tư vấn của các bác sĩ về nguy cơ chấn thương cũng như khuyến cáo về phòng ngừa chấn thương. Điều này là thực sự cần thiết với những cầu thủ đã bị chấn thương trước đó.
  • Hạn chế tập luyện quá sức khiến căng cơ, mệt mỏi,… Bởi là những nguyên nhân trực tiếp có thể khiến bạn gặp bất cứ một chấn thương nào đó trong thi đấu bóng rổ.
  • Hãy nói chuyện với huấn luyện viên bóng rổ về tình trạng sức khỏe hoặc các chấn thương bóng rổ đang diễn ra của mình.
  • Khi gặp chấn thương, tốt nhất bạn nên thực hiện nghỉ ngơi cho đến khi chấn thương hoàn toàn bình phục.
Cầu thủ nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh khi gặp các chấn thương
Cầu thủ nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh khi gặp các chấn thương

>>> Xem thêm bóng rổ là gì và lịch sử bóng rổ nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn các thông tin về bộ môn thể thao hấp dẫn này!

4. Kết luận

Các chấn thương xảy ra trong bóng rổ là điều rất khó tránh khỏi khi tham gia thi đấu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa để tránh hoặc giảm nhẹ các tác động có thể xảy ra với sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về các chấn thương trong bóng rổ mà Blogthethao.net muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những gợi ý hữu ích giúp bạn có thể tạo ra các thói quen tránh được chấn thương và nâng cao kỹ năng thi đấu hơn.

>>> Lúc này, bạn có thể nhanh chóng tham khảo các mẫu trụ bóng rổ tiêu chuẩn, chính hãng khi cần mua và lắp đặt tại nhà để tập luyện nhằm cải thiện kỹ năng của bản thân!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *